Mở rộng mô hình nhà máy thông minh trong hoạt động sản xuất công nghiệp

     Ngành sản xuất công nghiệp luôn là ngành mũi nhọn của cả nước, có đóng góp rất lớn trong việc phát triển đất nước. Trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp từ nhiều thập kỷ trước thì đến nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra một cách mạnh bởi phong trào ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực sản xuất. Tự động hóa nhà máy công nghiệp là bước tiến lớn của nhiều công ty nhằm gia tăng năng xuất làm việc của nhà máy. 

   Đại dịch SARS-CoV-2 diễn ra và đã gây ra rất nhiều tổn thất nặng nề cho kinh tế trong nước và của toàn thế giới nhưng cũng là một cú huých lớn vào các doanh nghiệp đang có ý định tạo nên những nhà máy thông minh, áp dụng khoa học kỹ thật vào vận hành nhà máy. Đảm bảo tính an toàn, ổn định, năng suất cho nhà máy cũng như nâng cao trình độ của đội ngũ nhân công. 

Đọc thêm: Tự động hóa và những điều cần biết.

Vậy nhà máy thông minh là như thế nào?

   Nhà máy thông minh hay còn có thể gọi theo tên tiếng anh là Smart factory, việc định nghĩa về khái niệm của nhà máy thông minh cũng rất đa dạng bởi cách nghĩ và cách tiếp cận của mỗi người là khác nhau nhưng chung quy lại các khái niệm ấy vẫn đem đến cho chúng ta một kiến thức duy nhất và có thể được tóm lược lại bằng một vài ý như sau:

  • Nhà máy thông minh là nhà máy được hoạt động gần như một cách độc lập mà không cần con người vận hành và điều khiển, mọi công đoạn đều được mã hóa và hoạt động một cách độc lập theo dây chuyền sản xuất. 
  • Nhà máy thông minh sử dụng IOT tạo ra mạng lưới liên kết lớn bao toàn bộ nhà máy, cùng với việc kết nối với dữ liệu trên máy chủ thì các công đoạn máy móc sẽ tự phân tích và xử lý các dữ liệu liên quan để vận hành máy móc một cách chính xác nhất.
  • Việc áp dụng nhà máy thông minh giúp cho nhà máy có thể sản xuất liên tục kể cả ngày nghỉ và ban đêm, hỗ trợ mạnh mẽ việc tối ưu hóa vật liệu, không gian của nhà máy,….
Triển khai nhà máy thông minh
Triển khai nhà máy thông minh

Đọc thêm: Giải pháp tự động hóa.

Thay đổi và thách thức

  Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi nhắc đến thì ai ai cũng đều thấy đó là công nghệ, là mạng lưới thông tin khổng lồ, không chỉ các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp chế tạo máy mà rất nhiều ngành nghê khác cũng hướng đến công nghệ tự động hóa nhưng không phải ai cũng dám và có thể thay đổi được. 

   Tuy hành trình của cuộc cách mạng 4.0 đã trải qua được một thời gian nhưng những công ty thực hiện việc cải cách và nâng cấp nhà máy cũng như áp dụng công nghệ để vận hành tự động còn khá ít, bởi việc thay đổi đột ngột cũng khiến nhiều vấn đề phát sinh cũng như xảy ra những hệ lụy tiêu cực mang lại cho con người.

  Khi một công ty hay một doanh nghiệp muốn hướng đến nhà máy thông minh thì việc họ tối ưu toàn bộ nhà máy là một điều cần thiết, bởi khi máy móc vận hành bắt buộc phải chính xác từng chi tiết, công đoạn một nếu không chỉ cần sai 1 quá trình thì tất cả sản phẩm đều sẽ bị lỗi và ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm khi được tạo ra. 

  Nhìn chung, việc thay đổi hệ thống vận hành nhà máy là điều rất cần thiết, bởi những ưu điểm lớn mà chúng mang lại, nhất là vào lúc này khi sau 2 năm trải qua đại dịch khiến rất nhiều doanh nghiệp chao đảo không vực dậy được do vấn đề nhân công và sản xuất nhưng với hệ thống tự động hóa thì việc đảm bảo hàng hóa được sản xuất một cách ổn định là điều cần thiết.

Áp dụng công nghệ vào nhà máy
Áp dụng công nghệ vào nhà máy

Đọc thêm: Cải tiến công đoạn sản xuất trong công nghiệp.

Đặc trưng công nghệ được áp dụng

   Áp dụng nhà máy thông minh cho doanh nghiệp đều là những bài toán khá nan giải bởi tùy vào điều kiện thực tế cũng như tài nguyên sản xuất của mỗi nhà máy sẽ lại có những định hướng và các xử lý khác nhau nhưng nhìn chung thì khi đã áp dụng công nghệ vào bất cứ một nhà máy hay dây chuyền nào thì điều quyết định sự khác nhau đó chính là tư duy logic về thực tế hiện trạng của nhà máy. 

  Một số những công nghệ đặc trưng được áp dụng trong nhà máy bao gồm:

  • Hệ thống dữ liệu – Bigdata: việc tự động vận hành sẽ cần thu thập một lượng lớn thông tin để lưu trữ và xử lý kịp thời tất cả các tình huống được giả định và thiết lập. 
  • Trí tuệ nhân tạo – Ai: được ứng dụng để phân tích, xử lý các dữ liệu trong quá khứ từ đó đề ra các giải pháp, định hướng và cách giải quyết các vấn đề liên quan.
  • Hệ thống mạng vật lý – Cyberphisical: giúp thiết lập mạng lưới thông tin, trao đổi giữa các máy móc với nhau, từ đó lưu trữ lại các lịch sử, nội dung cùng nhiều các vấn đề khác để đưa ra các đề xuất tối ưu hệ thống và xử lý.
  • Cảm biến: Đây cũng được xem như là vật không thể thiếu đối với các nhà máy thông minh. Các cảm biến có nhiệm vụ thu thập thông tin, cảnh báo, phân loại, giám sát và định hình hành vi của các máy móc dây chuyền sản xuất trong nhà máy, từ đó sẽ giúp cho các thiết bị và sản phẩm được kiểm soát một cách chặt chẽ. 
Công nghệ dẫn lỗi phát triển sản xuất 4.0
Công nghệ dẫn lỗi phát triển sản xuất 4.0

Kết luận

  Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ tự động hóa, IOT hay Ai có thể nói ứng dụng của chúng lên cuộc sống con người là vô hạn. Bất kể một vấn đề gì trong cuộc sống chúng ta cũng có thể sử dụng công nghệ để giúp chúng ta làm việc, nhưng có một thực tế rằng không phải 4.0 lúc nào cũng có thể giải quyết công việc một cách hoàn mỹ nhất. 

  Trở về với tự động hóa trong lĩnh vực công nghiệp thì việc áp dụng và tạo nên những nhà máy thông minh là điều rất cần thiết bởi tính thiết thực và những giá trị mà 4.0 đã đem lại cho doanh nghiệp. Bằng việc mở rộng mô hình cũng như cải thiện sản xuất thì sản lượng và chất lượng của một công ty sẽ tăng lên đáng kể. 

  Tại VCC TECH, chúng tôi cũng đưa ra các giải pháp về tự động hóa điều khiển cho ngành công nghiệp sản xuất, nếu bạn có nhu cầu hoặc cần tư vấn miễn phí hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0934.683.166 hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.

Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt

Email: contact@vcc-group.vn

Hotline/Zalo: 0934683166

Website: www.vcc-tech.vn

Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301

HN: https://g.page/vcc-group-vn?share

VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162

HP: 

VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA