Dây chuyền lắp ráp – Assembly line, được biết đến như một quy trình sản xuất hàng hóa được sắp xếp theo từng giai đoạn, các bước khác nhau theo một trình tự được xác định. Dây chuyền lắp ráp được ứng dụng ở hầu hết các nhà máy sản xuất bởi phương pháp này đã tạo ra một quy trình sản xuất hàng loạt, với một hệ thống đồng nhất hoạt động liên tục giúp tăng sản lượng, rút ngắn thời gian hoàn thiện lên rất nhiều.
Mục lục chính
Dây chuyền lắp ráp ra đời như thế nào?
Dây chuyền lắp ráp được biết đến như là sự phát minh của Henry Ford, nhưng thực tế thì ông không phải người đầu tiên tạo ra dây chuyền lắp đặt, bởi trước đó từ những năm 1800 còn người đã biết cách áp dụng dây chuyền. Khi đó, những người công nhân đã sử dụng các ròng rọc để di chuyển các sản phẩm từ trạm này sang trạm khác trong line sản phẩm.
Khi ấy các ý tưởng và việc thực hiện còn rất thô sơ và dây chuyền lắp ráp đầu tiên lại được thực hiện bởi một công ty ô tô khác của Ransom E. Olds, nhưng Henry Ford đã sử dụng ý tưởng ấy và cải tiến chúng cùng với đó là kết hợp với băng tải chuyền để có thể ứng dụng dây chuyền trên một số ngành công nghiệp nhất định và cuối cùng ông cũng đúc kết lại được và sáng tạo ra dây chuyền lắp và sản xuất hàng loạt xe Ford Model T, – ông đã giảm được lượng thời gian hoàn thiện từ nửa ngày xuống còn 90 phút mỗi xe. Đó là bước đột phá lớn trong ngành lắp ráp và sản xuất xe hơi.
Đọc thêm: Dây chuyền sản xuất tự động hóa?
Với ý tưởng và sự sáng tạo của ông, dây chuyền lắp ráp cũng dần được hoàn thiện theo thời gian và đã được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: dây chuyền lắp ráp linh kiện – điện tử, dây chuyền lắp ráp ô tô, điện tử, cơ khí,…..
Các loại dây chuyền lắp ráp
Đối với từng sản phẩm khác, môi trường, điều kiện và tính chất khác nhau sẽ có những cải tiến, điều chỉnh phù hợp nhất cho sản phẩm được sản xuất. Nhưng nhìn chung chúng ta có thể chia được tất cả theo một số các loại sau:
Đọc thêm: Tự động hóa trong sản xuất tinh gọn
- Dây chuyền lắp ráp tự động: là dây chuyền hoạt động hoàn toàn dựa vào máy móc dưới sự giám sát và hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật khi cần. Đó là bước tiến của tự động hóa và cũng như là bước tiến để phát triển nhà máy thông minh theo xu hướng tự động hóa 4.0
- Dây chuyền cổ điển: là dây chuyền được chia ra nhiều giai đoạn nhưng đều sử dụng con người là lực lượng chính trong việc sản xuất và vận hành dây chuyền.
- Dây chuyền không liên tục: cũng là một dạng dây chuyền như những dây chuyền khác nhưng cơ chế hoạt động sẽ khác hơn ví dụ như tạo ra các sản phẩm được bọc nhiều lớp.
- Dây chuyền mô hình Lean: cũng là một dạng dây chuyền tự động nhưng được vận hành và liên quan đến một nhóm người hỗ trợ chứ không phải là cá nhân tham gia.
Đọc thêm: Máy móc dây chuyền sản xuất tự động hóa
Ưu điểm của dây chuyền
Hiện nay, chúng ta có thể thấy được rất nhiều những nhà máy, xí nghiệp sử dụng dây chuyền lắp ráp bởi những hiệu quả và tiện ích mà dây chuyền đem lại nhất là đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt như: sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất ô tô, sản xuất các thiết bị phụ trợ, ……..
Với những tiện ích mà dây chuyền đem lại thì việc hoàn thiện các sản phẩm sẽ trở nên nhanh chóng hơn, việc đẩy nhanh tiện độ hoặc vượt kế hoạch là điểu hoàn toản khá thi bởi chúng ta có thể tính toán được gần như chính xác thời gian có thể hoàn thiện 1 sản phẩm, đảm bảo không có thời gian chết tại nhà máy.
Đơn giản việc lập kế hoạch dự trù và triển khai các dự án nhằm giúp doanh nghiệp chủ động hơn. Đối với những nhà máy sản xuất hàng loạt đôi khi cũng sẽ có các đơn hàng lớn hay số lượng khác nhau thì việc lập ra kế hoạch và thời gian biểu cho các đơn hàng là điều cần thiết để có thể sắp xếp nhân lực một cách kịp thời hiệu quả.
Năng suất tăng, nhân công giảm sẽ giúp cho doanh nghiệp đỡ được rất nhiều chi phí và chỉ nhằm tập trung vào phát triển hạ tầng cơ sở, nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực của nhân viên trong doanh nghiệp.
Đọc thêm: Chế tạo, năng cấp dây chuyền sản xuất điện tử theo yêu cầu
Nhược điểm
Việc triển khai bất kỳ một dự án hay vấn đề gì mới đều có những nhược điểm và khó khăn nhất định, mà đối với mỗi nhà máy hay doanh nghiệm là có những đặc điểm và khó khăn khác nhau tùy thuộc vào mục đích của công ty đó.
Đầu tiên, có thể nhắc đến đó là về vấn đề chi phí, việc triển khai dây chuyền lắp ráp như hiện nay thì sẽ cần phải có một khoản chi phí khá lớn bởi để có thể vận hành được dây chuyền sản xuất ở thời điểm hiện tại thì cần ứng dụng nhiều công nghệ tự động hóa để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Và việc này sẽ làm cho các doanh nghiệp nhỏ trở nên khó khăn hơn.
Tiếp đến đó là nhân công, việc sử dụng dây chuyền đồng nghĩa với việc giảm thiểu nhân công làm việc tại nhà máy xuống như vậy sẽ gây mất việc làm đối với một bộ phận công nhân. Nhưng điều này cũng thúc đẩy trình độ, năng lực của nhân công sẽ phát triển cao hơn.
Kế đến đó là sản phẩm lắp ráp, tùy thuộc vào sản phẩm của công ty là gì mà việc thay đổi, thiết kệ hệ thống dây chuyền sao cho phù hợp là điều rất cần phải được cân nhắc.
Hiệu quả và Kết luận
Qua tìm hiểu những vấn đề xoay quay về dây chuyền lắp ráp chúng ta có lẽ cũng đã hiểu hơn về những hiệu quả và công dụng của dây chuyền trong việc ứng dụng và phát triển các nhà máy tự động hóa. Nâng cao năng lực và tay nghề của nhân viên cũng như nhà máy, đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Nhìn chung, có thể thấy được dây chuyền lắp ráp được phát minh ra đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp sản xuất. Tại VCC-TECH, chúng tôi cũng không ngừng nỗ lực để có thể chế tạo ra các loại máy móc công nghiệp tự động hóa phục vụ ngành sản xuất hàng loạt. Nếu bạn có bất kỳ ý tưởng gì hay muốn thiết kế một hệ thống dây chuyền hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0934 683 166 hoặc Email: contact@vcc-group.vn. Bạn cũng có thể để lại lời nhắn cho chúng tôi tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt
Email: contact@vcc-group.vn
Hotline/Zalo: 0934683166
Website: www.vcc-tech.vn
Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301
HN: https://g.page/vcc-group-vn?share
VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162
HP:
VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA