Trong xã hội hiện nay cụm từ Tự Động Hóa đã không còn quá xa lạ gì đối với chúng ta nữa. Việc phát triển và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật nhằm tự động hóa các thiết bị, dây truyền nhà máy, xí nghiệp đã trở thành xu hướng mới của đất nước. Nước ta đang là một trong những nước đang phát triển rất mạnh trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, Chính vì điều đó việc ứng dụng các dây chuyền tự động hóa trong hoạt động sản xuất và làm việc của con người đã và đang được đẩy mạnh rất nhiều. Vậy bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về tự động hóa và những vấn đề xoay quanh nhé.
Mục lục chính
Tự động hóa là gì?
Tự động hóa hay cũng có thể được gọi là Điều khiển tự động là việc mô tả một loạt các công nghệ làm giảm sự can thiệp của con người vào các quy trình hoạt động. Sự can thiệp của con người được giảm thiểu bằng cách xác định trước các tiêu chí quyết định, các mối quan hệ của quy trình phụ và các hành động liên quan thể hiện những xác định trước đó trong máy móc.
Tự động hóa được áp dụng trong nhiều các lĩnh vực: sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp,… Điển hình nhất có thể kể đến chính là cuộc cách mạng tự động hóa trong công nghiệp với những phát minh, nghiên cứu đầy ý nghĩa thực tế.
Có thể nói tự động hóa hay còn gọi là điều khiển tự động chính là việc sử dụng nhiều hệ thống điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc, lò xử lí nhiệt, máy bay,… Một số quy trình được hoàn toàn tự động. Hiểu đơn giản hơn, tự động hóa chính là việc làm cho các thiết bị, công cụ có khả năng tự hoạt động mà không có sự điều khiển, tác động trực tiếp của con người.
Kỹ sư bây giờ có thể có điều khiển các thông số trên thiết bị tự động hoặc trên các thiết bị điều khiển từ xa để điều khiển máy móc công nghệ như đang vận hành trực tiếp với máy móc, điều đó đã tạo ra kết quả là hình thành một phạm vi mở rộng nhanh chóng của các ứng dụng và các hoạt động của con người. Công nghệ máy tính hỗ trợ (hoặc CAx) bây giờ là cơ sở cho các công cụ toán học và tổ chức sử dụng để tạo ra các hệ thống phức tạp.
Hệ thống thiết bị tự động hóa đã đạt được bằng nhiều phương tiện khác nhau bao gồm các thiết bị cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, điện tử và máy tính nhưng thường là chúng sẽ được kết hợp lại với nhau trong 1 số hoặc nhiều dự án thiết bị cần phức tạp đòi hỏi công nghệ cao. Các hệ thống phức tạp, chẳng hạn như các nhà máy hiện đại, máy bay và tàu thủy thường sử dụng tất cả các kỹ thuật kết hợp này. Tự động hóa cũng mang lại lợi ích bao gồm tiết kiệm lao động, giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí điện, tiết kiệm chi phí vật liệu và cải tiến chất lượng, độ chính xác. Và với tình hình xã hội hiện nay thì việc áp dụng các công nghệ tự động hóa sẽ hạn chế được việc tiếp xúc của con người giảm thiểu tình trạng lây lan dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo việc vận hành và sản xuất.
Vai trò:
- Một số quá trình lớn bao gồm hệ điện, lọc dầu, hóa chất, nhà máy thép, nhựa, nhà máy xi măng, nhà máy phân bón, giấy và bột giấy nhà máy, ô tô và lắp ráp xe tải, sản xuất máy bay, sản xuất thủy tinh, nhà máy tách khí tự nhiên, thực phẩm và đồ uống chế biến, đóng hộp và đóng chai và sản xuất các loại khác nhau của các bộ phận, yêu cầu đòi hỏi nhiều công đoạn và các bước khác nhau chính vì thế việc áp dụng công nghệ sẽ làm giảm tình trạng quá tải cho nhân công một cách đáng kể.
- Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép đáp ứng cường độ lao động sản xuất hiện đại . Với các loại sản phẩm có số lượng lớn (hàng tỉ cái trong một năm) như đinh, bóng đèn điện, khóa kéo, phụ kiện cửa tự động, v..v.thì không thể sử dụng các quá trình sản xuất thủ công để đáp ứng sản lượng yêu cầu với giá thành nhỏ nhất.
- Trong nhiều trường hợp, lợi nhuận riêng của một đơn vị sản phẩm là rất bé. Chỉ có sản xuất tập trung với số lượng lớn trên các dây chuyền tự động, năng suất cao mới có thể làm cho giá thành sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng các quá trình sản xuất tự động hóa trình độ cao trong những trường hợp này là rất cần thiết.
- Tự động hóa thay đổi tính chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhất là trong các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính lặp đi lặp lại nhàm chán, khắc phục dần sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Ưu, Nhược điểm:
Ưu điểm:
- Tự động hóa góp phần vô cùng lớn trong việc tăng năng suất, chất lượng cũng như đảm bảo về mặt thời gian sản xuất.
- Cải thiện chất lượng, tăng khả năng dự báo về chất lượng
- Cải thiện quy trình sản phẩm dẫn đến thống nhất quy trình, tăng tính nhất quán của đầu ra. tạo ra một quy trình khép kín và có quy tắc từ đầu đến cuối, đảm bảo các phần công việc không bị gián đoạn.
- Giảm chi phí quản lý nhân công, tăng trình độ của nhân công lên, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Nhược điểm:
- Một hệ thống tự động hóa có thể có một mức giới hạn của trí thông minh, và vì thế dễ bị phạm lỗi bên ngoài phạm vi. Việc này dẫn đến các mối đe dọa an ninh.
- Vận hành phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn và am hiểu sâu rộng về các thiết bị. Từ việc lắp đặt, lập trình hay cài các thông số của hệ thống đều cần những chuyên gia thực hiện mới có thể đảm bảo được sự chính xác, an toàn. Bảo trì hay sửa chữa cũng cần phải được tiến hành cẩn thận. Bên cạnh đó thì cũng có những thiết bị sử dụng rất dễ dàng, đơn giản.
- Các nghiên cứu và phát triển chi phí của tự động hoá một quá trình có thể vượt quá chi phí tiết kiệm bằng cách tự động hóa bản thân.
- Chi phí ban đầu cao: Việc áp dụng công nghệ tự động hóa cho một sản phẩm hoặc thực vật thường đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu rất lớn so với chi phí đơn vị sản phẩm, mặc dù chi phí tự động hóa có thể được lan truyền trong nhiều sản phẩm và thời gian.
Ứng dụng:
Trong xã hội hiện đại ngày nay khoa học công nghệ được ứng dụng trong cuộc sống là điều không thể thiếu trong quá trình vận động và phát triển của xã hội. Mỗi một ngành nghề hay trong mỗi gia đình thì việc ứng dụng tự động hóa để cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức người, hỗ trợ con người trong các công việc về hoạt động sản xuất và đặc biệt là đối với môi trường doanh nghiệp Tự động hóa là giải pháp rất hữu hiệu để nâng cao quá trình sản xuất, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm đẩy nhanh các công việc được triển khai. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu một số ứng dụng thực tiễn của Tự Động Hóa.
Đối với cuộc sống hằng ngày
- Trong lĩnh vực y tế: Hiện nay nhiều bệnh viện lớn đã triển khai các giải pháp công nghệ như sử dụng robot để chuẩn đoán và khám bệnh cũng có thể là lưu trữ quản lý sổ sách dữ liệu của bệnh nhân để vấn đề truy xuất dữ liệu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn………
- Trong lĩnh vực giao thông: Ứng dụng tự động hóa vào các camera trên đường để tiến hành nhận diện biển số xe, check các thông tin của chủ phương tiện để tiến hành phạt nguội các chủ phương tiện vi phạm. Hệ thống đèn giao thông giúp phân làn phân luồng phương tiện tránh việc ùn tắc khi tham gia giao thông………
- Trong hoạt động khách sạn, dịch vụ thương mại công cộng: Quản lý hệ thống đặt phòng khách sạn, cửa ra vào tự động đóng mở khi có người, hệ thống đèn hành lang tự động sáng giúp tiết kiệm điện và vẫn đảm bảo ánh sáng,……..
- Trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Các ứng dụng vào các thiết bị xung quanh nhà tạo nên một ngôi nhà thông minh tăng trải nghiệm cuộc sống trong nhà, nhằm tiết kiệm năng lượng và có thể sử dụng tối đa các vật dụng, thiết bị trong nhà.
Đối với nhà máy, hoạt động sản xuất công nghiệp
- Có thể nói việc ứng dụng tự động hóa nhiều nhất vẫn và tất cả mọi người thường hay nghĩ đến đó là ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp. Việc ứng dụng các giải pháp và công nghệ tự động hóa trong nhà máy là điều vô cùng quan trọng bởi quá trình sản xuất vận chuyển hàng hóa cần rất nhiều nhân lực và sức người và có nguy cơ xảy ra tai nạn cũng khá cao bên cạnh đó chất lượng sản phẩm tạo ra cũng cần phải yêu cầu người thợ có trình độ cao và vì vậy sản phẩm có thể cũng sẽ không đồng đều gây mất mỹ quan và chất lượng sản phẩm.
- Đối với các dây chuyền sản xuất: sẽ tạo được một dây chuyền khép kín và liên tục từ đầu cho đến cuối đảm bảo quy chuẩn sản xuất không bị đình trệ.
- Đối với việc vận hành: đảm bảo giám sát và vận hành liên tục các thiết bị tự động hóa hỗ trợ con người trong việc cảnh báo và phát hiện lỗi trên dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp.
- Đối với việc vận chuyển hàng hóa: Các xe điều khiển tự động AGV được sử dụng rất nhiều nhằm vận chuyển hàng hóa đến các vị trí được chỉ đỉnh 1 cách hoàn toàn tự động.
- Nhiều nhà máy đã áp dụng việc tạo ra các nhà máy thông minh bằng việc tạo ra các nhà máy vận hành hoàn toàn tự động. Tuy còn một số hạn chế nhưng việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất sẽ đạt được hiệu quả lâu dài.
Lợi ích:
- Tăng năng suất: Các nhà máy về hoạt động sản xuất thường sẽ hoạt động theo các ca làm việc trong đó thường sẽ được chia làm 3 ca, nhưng kể cả khi làm vậy nhà máy vẫn sẽ phải ngừng hoạt động trong thời gian bảo trì và các kì nghỉ. Nhưng với Tự động hóa công nghiệp, nhà máy có thể chạy 24/24, 7/7 trong suốt 365 ngày, điều này sẽ làm tăng đáng kể năng suất sản xuất trong các công ty.
- Cải tiến chất lượng: Tự động hóa làm giảm thiểu đáng kể các sai sót liên quan đến con người. Khác với những công nhân, rô-bốt không biết đến mệt, điều đó đưa đến độ đồng đều trong chất lượng sản xuất ở bất kỳ thời điểm nào.
- Độ tùy biến cao: Việc thay đổi quy trình sản xuất, nhất là khi thêm các công đoạn mới, thường rất phức tạp, do công việc này phải đi kèm với các hoạt động đào tạo công nhân cũng như thay đổi quản lý. Đối với rô-bốt, chương trình sẽ đảm bảo khả năng làm tất cả các công việc được giao. Điều này sẽ làm tăng độ tùy biến trong sản xuất.
- Thông tin thu thập được có độ chính xác cao: Việc thu thập thông tin tự động có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc lấy được thông tin quan trọng từ sản xuất, tăng độ chính xác của dữ liệu và cắt giảm chi phí thu thập dữ liệu. Các doanh nghiệp áp dụng tốt tính năng này có thể tạo ra những bước đột phá trong kinh doanh, nhờ khả năng đưa ra được các quyết định đúng vào thời điểm cần thiết, cũng như khả năng cắt giảm lãng phí và tối ưu hóa quy trình.
- An toàn lao động: Với các môi trường sản xuất khắc nghiệt, việc triển khai các dây chuyền tự động sẽ đảm bảo an toàn cho con người.
Kết luận:
Qua những thông tin trên bạn đã có thể hiểu rõ hơn về tự động hóa và những lợi ích mà nó đem lại rồi chứ . Tại VCC TECH chúng tôi cũng triển khai đến khách hàng rất nhiều các giải pháp tự động hóa, quý khách hàng có thể trực tiếp liên hệ qua số Hotline: 0934 683 166 hoặc để lại liên hệ cho chúng tôi tại đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất.
Tham khảo thêm về 1 số giải pháp của VCC TECH:
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt
Email: contact@vcc-group.vn
Hotline/Zalo: 0934683166
Website: www.vcc-tech.vn
Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301
HN: https://g.page/vcc-group-vn?share
VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162
HP:
VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA