Thúc đẩy tự động hóa và xây dựng cầu nối từ “sản xuất” sang “sản xuất thông minh”

Tự động hóa chiếm vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi của ngành sản xuất. Nhất là chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất thông minh. Nó trở thành xu hướng chuyển đổi của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đồng thời với những lợi ích mà tự động hóa mang lại, thì đây là cách duy nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả công việc, phát triển sản xuất.

Lợi ích của chuyển đổi số trong các ngành sản xuất công nghiệp
Chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang tự động hóa là cả quá trình dài

Tự động hóa thúc đẩy công ty tiến lên vững chắc trên con đường phát triển chất lượng cao

Nắm bắt yêu cầu phát triển của thời đại mới và xây dựng nền tảng vững chắc để chuyển đổi và nâng cấp, rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các thiết bị tự động hóa thúc đẩy sản xuất.

Tại Việt Nam, điển hình là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như DENSO, CANNON, Panasonic, Piaggio, Daikin, Ariston, Pioneer,… Họ nắm bắt chính xác tình hình phát triển, vì thế thúc đẩy mạnh mẽ việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, đấy nhanh quá trình chuyển đổi tự động hóa.

>>> Xem thêm: Các doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa tiêu biểu ở Việt Nam.

Theo nhiều doanh nghiệp nhận định, nếu tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất truyền thống, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm không thể được đảm bảo. Trong giai đoạn lập kế hoạch dự án, việc chuyển đổi công nghệ, nghiên cứu đầu tư các giải pháp tự động hóa để sản xuất được chú trọng hơn cả. Không chỉ vậy, trong quá trình sản xuất, nếu cần chế tạo nâng cấp dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp đều sẵn sàng triển khai.

Tự động hóa chuyển đổi từ sản xuất lên sản xuất thông minh
Ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa trong nhà máy

Tự động hóa trong sản xuất bao gồm nhiều lĩnh vực:

Việc sử dụng các trung tâm gia công CNC và thiết bị tự động hóa là nền tảng trong quá trình chuyển đổi ngành sản xuất thiết bị từ quy mô lớn sang mạnh mẽ. Đây cũng có thể coi là biểu tượng quan trọng cho sự chuyển đổi của các công ty từ sản xuất truyền thống và mở rộng sang phát triển công nghệ và chuyên sâu.

Công ty Chenguang Morita chuyển đổi và nâng cấp sản xuất với tự động hóa

Chenguang Morita là một tập đoàn tập trung vào ngành công nghiệp thiết bị hạt nhân và công nghiệp sản xuất thông minh. Bao gồm nhiều lĩnh vực như thiết bị hỗ trợ hậu cần, thiết bị bảo vệ môi trường, thiết bị năng lượng, bộ phận cơ bản công nghiệp và dịch vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất.

Năm 2019, tập đoàn này bắt đầu thực hiện những bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển đổi và nâng cấp sản xuất. Tất cả các chi nhánh của Aerospace Chenguang đã bắt tay vào con đường phát triển của quá trình chuyển đổi và nâng cấp tự động hóa.

Các ứng dụng chính như Robot hàn tự động, hệ thống MES, công nghệ hệ thống DNC / SCADA, công nghệ điều khiển tự động, công nghệ ứng dụng robot, hậu cần kho bãi…

Chuyển đổi từ sản xuất sang sản xuất thông minh với tự động hóa
Ứng dụng Robot tự động hóa vào sản xuất thông minh

Các công nghệ này đã đặt nền móng, đồng thời nó cũng làm thay đổi tư duy kinh doanh cũ đối với “Internet +” và tích hợp nhà máy thông minh. Các dự án ứng dụng sản xuất thông minh đã đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số.

Mới đây, xưởng sản xuất xe tăng ứng dụng dây chuyền tự động hóa do Aerospace Chenguang thiết kế, phát triển và thực hiện đã chính thức đi vào hoạt động. Xưởng sản xuất sử dụng nền tảng Internet công nghiệp làm “bộ não”, hệ thống thông tin là “dây thần kinh” và hệ thống logistics không người lái AGV làm “máu”, giúp tích hợp hiệu quả các lĩnh vực chức năng khác nhau.

Công ty CP Công nghệ Năng Lực Việt – VCC – cung cấp các giải pháp tự động hóa theo yêu cầu

Là một công ty chuyên thiết kế và chế tạo các máy móc tự động hóa, dây chuyền sản xuất, ứng dụng cánh tay robot công nghiệp, VCC đã thực hiện hàng trăm dự án tự động hóa cho các khách hàng là các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Nhật Bản, Lào,… sắp tới là cả khách hàng Mỹ.

Nắm bắt xu hướng chuyển đổi sản xuất sang sản xuất thông minh từ sớm, ban lãnh đạo công ty đã thành lập công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt vào năm 2010. Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành chế tạo máy tự động hóa, phục vụ cho các công ty FDI tại Việt Nam là chính.

Chuyển đổi sản xuất sang sản xuất thông minh với tự động hóa
Khách hàng của VCC chủ yếu là các doanh nghiệp FDI

Tháng 10/2012, VCC hoàn thiện sản xuất và bàn giao dây chuyền lắp ráp valve tái tuần hoàn khí thải động cơ ô tô. Dự án trị giá gần 1 triệu USD, minh chứng cho bước tiến rõ rệt của VCC trong kinh nghiệm thiết kế và sản xuất máy tự động hoá.

Dự án dây chuyền sản xuất là máy rửa linh kiện công nghiệp với 5 bồn chứa là 5 công đoạn sục rửa tự động và khép kín hoàn toàn được xuất xưởng vào tháng 5/2014.

Doanh thu chế tạo máy tự động hóa của công ty liên tục tăng qua các năm, quy mô sản xuất mở rộng với nhà xưởng gần 4000m2 cùng thiết bị máy móc hiện đại. Đầu năm 2018, VCC xuất đơn hàng chế tạo máy đầu tiên sang Nhật Bản. Đấy là một bước tiến lớn chứng minh năng lực chế tạo máy theo yêu cầu của VCC.

VCC đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam. Trong thời gian tiếp theo, VCC sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng một nền tảng hợp tác nghiên cứu và phát triển dựa trên thiết kế, quy trình và sản xuất thực tế tại các doanh nghiệp khách hàng. 

Lời kết

Sự phát triển đi tắt đón đầu của năng lực sản xuất đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất tiến tới cấp cao của chuỗi giá trị, và dần dần hoàn thành quá trình chuyển đổi từ “sản xuất” sang “sản xuất thông minh”.

Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt

Email: contact@vcc-group.vn

Hotline/Zalo: 0934683166

Website: www.vcc-tech.vn

Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301

HN: https://g.page/vcc-group-vn?share

VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162

HP: 

VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA