Dây chuyền sản xuất tự động hóa được ra đời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống dây chuyền sản xuất là bước tiến mới của hoạt động sản xuất hiện đại, bằng việc tối ưu thời gian tốc độ trong chu kỳ vận hành của thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất sẽ giúp cắt giảm thời gian chu kỳ của từng công đoạn sản xuất, đảm bảo mức độ chính xác cao nhất. Do đó việc thiết kế dây chuyền sản xuất cũng rất dược quan tâm và chú trọng bởi những lợi ích mà nó đem lại.
Mục lục chính
Dây chuyền sản xuất tự động là gì?
Dây chuyền sản xuất tự động là việc sử dụng các hệ thống điều khiển để vận hành cho máy móc và dây chuyền sản xuất được hoạt động một cách khép kín. Việc này sẽ làm hạn chế hoặc không có sự xuất hiện của con người trong quá trình diễn ra sản xuất. Khi đó con người sẽ có nhiệm vụ là điều khiển, kiểm tra, giám sát hệ thống và toàn bộ quá trình sản xuất.
Bằng việc sử dụng chủ yếu máy móc, robot để điều khiển đã giúp cho quá trình sản xuất trở nên nhanh chóng hơn, năng suất và chất lượng cũng trở lên đồng đều hơn. chính vì thế việc lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đng là xu thế của các công ty doanh nghiệp sản xuất trong cả nước.
Để có thể lắp đặt được chính xác hệ thống dây chuyền sản xuất phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp thì chúng ta cũng cần phải biết rằng tự động hóa được chia làm 3 loại và việc ứng dụng lắp đặt sản xuất dây chuyền cũng tương tự như vậy, đó là: tự động hóa cố định, tự động hóa linh hoạt, tự động hóa lập trình
Đọc thêm: Giai đoạn triển khai ứng dụng tự động hóa
Phân loại dây chuyền sản xuất tự động
Để có thể thiết kế được loại dây chuyền chính xác nhất và phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp thì chúng ta cũng cần phải biết dây chuyền sản xuất có những loại nào. Chình vì thế, dựa vào chưa năng của dây chuyền sản xuất ta sẽ phân loại một số loại dây chuyền sản xuất như:
- Dây chuyền lắp ráp tự động: là dây chuyền được ứng dụng nhiều trong các ngành điện – điện tử, sản xuất ô tô, xe máy…bởi các chi tiết có tính thống nhất cao giúp tăng tốc quá trình sản xuất.
- Dây chuyền sơn hàn tự động trong cơ khí chế tạo: là dây chuyền được sử dụng để ghép nối (hàn) kim loại tấm với độ dày mỏng khác nhau, hàn thép và hợp kim chất lượng cao.
- Dây chuyền chiết rót tự động: là dây chuyền chiết rót được ứng dụng trong các ngành sản xuất thực phẩm, áp dụng đối với các sản phẩm nước giải khát bởi dây chuyền được thiết kế để có thể điều chỉnh được mức nước khác nhau giúp đóng được nhiều loại chai hơn và đồng đều hơn.
- Dây chuyền đóng gói tự động: là dây chuyền được ứng dụng trong rất nhiều ngành sản xuất khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là ngành thực phẩm.Giai đoạn đóng gói thường là giai đoạn cuối để hoàn thiện sản phẩm và đem đi xuất khẩu hoặc tiêu thụ đến các nhà bán hàng.
Lợi ích khi lắp đặt dây chuyền sản xuất tự động
- Ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sản xuất hàng hóa sản phẩm, nhằm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.
- Các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp chính xác hơn so với công nhân và loại bỏ yếu tố lỗi của con người. Điều này không chỉ mang lại một sản phẩm chất lượng cao hơn mà còn mang đến một sản phẩm phù hợp hơn.
- Tự động hóa nâng cao hiệu quả, Robot làm việc nhanh hơn con người, chăm chỉ hơn con người và chúng có thể hoạt động 24/7.
- Tự động hóa giúp công nhân hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, vật nặng, lao động ngược, chất lượng không khí kém, nhiệt độ khắc nghiệt và các điều kiện làm việc nguy hiểm khác. Tự động hóa làm tăng tính an toàn cho công nhân.
- Tự động hóa công nghiệp không chỉ làm cho sản xuất tốt hơn và hiệu quả hơn, mà còn tối ưu hóa toàn bộ quy trình. Máy móc giải phóng con người để tinh chỉnh các quy trình, cải tiến công nghệ và tập trung vào công việc có thể được tự động hóa. Điều này dẫn đến các sản phẩm mới, sáng tạo, tăng khả năng tùy biến và trải nghiệm người tiêu dùng tốt hơn.
Chọn đơn vị thiết kế
Qua những gì chúng ta đọc được ở bên trên thì có thể thấy được tầm quan trọng của việc lắp đặt dây chuyền sản xuất cũng như việc thiết kế dây chuyền phải làm sao cho phù hợp đối với mỗi ngành nghề và với vị trí địa lý của nhà máy nữa. Chất liệu để làm nên dây chuyền sản xuất cũng cần phải được lựa chọn một các kỹ càng và thích hợp.
Hiện này trên thị trường có rất nhiều các đơn vị nhận thi công và thiết kế máy móc, chính vì thế khi bạn muốn lựa chọn một đơn vị thiết kế và thi công lắp đặt cần tìm các nhà cung cấp lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất , chế tạo và lắp đặt máy. Dịch vụ bảo dưỡng sau lắp đặt và hoàn thiện cũng là một vấn đề cần được quan tâm đến bởi trong quá trình vận hành cũng có thể phát sinh ra nhiều vấn đề nên chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ trước khi chọn 1 đơn vị thiết kế.
Tại VCC TECH chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị có nhiều năm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, chúng tôi biết bạn cần gì. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.Hotline: 0934 683 166 hoặc để lại lời nhắn tại đây.
Với VCC TECH chúng tôi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và luôn luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để có thảo tạo ra được sản phẩm chất lượng và ưng ý nhất cho quý khách. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn.
Xem thêm: Dây chuyền tự động tích hợp robot
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt
Email: contact@vcc-group.vn
Hotline/Zalo: 0934683166
Website: www.vcc-tech.vn
Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301
HN: https://g.page/vcc-group-vn?share
VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162
HP:
VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA