Dấu hiệu phục hồi của ngành công nghiệp phụ trợ

  Tính đến thời điểm hiện tại khi tình hình dịch bệnh trên khắp cả nước đã có những chuyển biến  tích cực hơn thì nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng đang dần quay lại với trang thái hoạt động bình thường mới theo Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.  Đặc biệt là các tỉnh phía Nam việc phục hồi lại sản xuất cũng góp phần thúc đẩy kinh tế và đời sống của công nhân có gắng làm việc hơn góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

   Theo “Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương” ghi nhận thì trong tháng 10 chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng trường 3,3%. Trong đó có thể kể đến một số ngành như: ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,2%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,2%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,1%); riêng ngành khai khoáng giảm 7% (cùng kỳ năm 2020 giảm 8,1%).

Đọc thêm:Phục hồi sản xuất công nghiệp

Đẩy mạnh sản xuất phục hồi doanh nghiệp
Đẩy mạnh sản xuất phục hồi doanh nghiệp

Những giải pháp vực dậy ngành công nghiệp phụ trợ

  • Bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế – xã hội.
  • Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.
  •  Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước (từ các cơ hội thị trường xuất khẩu do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại), thương mại điện tử, kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, tiêu thụ.
  • Cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ô tô, dệt may, da – giày, điện – điện tử, chế biến thực phẩm…
  • Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, khoa học và côn nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường; cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài các dự án công nghiệp quy mô lớn, có gắn với chuyển giao và làm chủ công nghệ, tận dụng đối đa dòng vốn dịch chuyển trong thời gian tới.
  • Tăng cường hợp tác quốc tế, xúc tiến thị trường ngoài nước tận dụng tối đa cơ hội từ các quốc gia có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu các ngành hàng chủ lực, liên kết doanh nghiệp trong nước và các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Theo ” Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

Sự phối hợp của doanh nghiệp

     Bên cạnh những chính sách và giải pháp cần thiết của Nhà nước trong việc khôi phục kinh tế đưa doanh nghiệp về trạng thài bình thường mới thì các cá nhân doanh nghiệp cũng cần phải tự chủ động để bắt kịp được tình hình trong nước để có thể kịp thời đưa ra những chính sách cải tiến để thúc đẩy quan hệ và khôi phục trạng thái sản xuất của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Cải tiến sản xuất trong doanh nghiệp.

  –  Tại các nhà máy sản xuất với mức độ nhân công lớn các doanh nghiệp cần triển khai đủ các biện pháp phòng tránh nguy cơ dịch bệnh, khuyến cáo đến cán bộ công nhân viên tuân thủ việc thực hiện 5k một cách nghiêm túc. 

  – Doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc tiêm phủ vắc xin cho cán bộ công nhân viên một cách nhanh chóng.

  – Tạo ra các phòng ban phản ứng nhanh nhằm kịp thời triển khai các kế hoạch khi có những phát hiện bất thường hay nghi nhiễm trong công ty.

  – Tiến hành tuyên truyền, nhắc nhở nâng cao ý thức cán bộ công nhân viên đảm bảo việc phòng tránh dịch cả trong lẫn bên ngoài công ty. 

Tuân thủ 5k
Tuân thủ 5k

   Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, khuyến cáo của bộ y tế là để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và tất cả mọi người xung quanh. Chính vì thế mỗi cá nhân cần nghiêm túc thực hiện nhằm đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế cho bản thân và cho Đất nước. 

Kết luận

   Nhìn chung, sau lần bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 có dấu hiệu lắng xuống, các thành phố, các khu công nghiệp lớn đang dần khôi phục lại việc sản xuất và thích nghi với môi trường bình thường mới thì có thể thấy được các chỉ số sản xuất đang dần tăng trưởng và có dấu hiệu hồi phục một cách nhẹ nhàng. Tuy các ngành hàng công nghiệp sản xuất vẫn còn rất hạn chế, các khách hàng trong và ngoài nước vẫn còn đang e dè nhưng nhìn chung mọi người cũng đang dần thích nghi với sự thay đổi của hiện tại. Với việc bình thường mới trong thời đại mới cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thể hiện mình.

  VCC TECH hiện đang là công ty chuyên thiết kế, sản xuất các máy móc tự động hóa trong công nghiệp. Khi bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 094.468.3166 hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi tại đây.

Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt

Email: contact@vcc-group.vn

Hotline/Zalo: 0934683166

Website: www.vcc-tech.vn

Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301

HN: https://g.page/vcc-group-vn?share

VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162

HP: 

VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA