Trong phần 1, VCC đã giới thiệu về lịch sử phát triển và cách lập trình cánh tay Robot bằng bộ điều khiển. Phần tiếp theo, VCC xin chia sẻ tiếp về các cách lập trình khác. Đặc biệt là cách lập trình của Robot Yaskawa.
Mục lục chính
Lập trình Robot công nghiệp
2. Cách lập trình “Cầm tay chỉ việc” (Hand-Guiding)
Cách lập trình này giống như chế độ cộng tác, cho phép người lập trình không cần bộ điều khiển, không cần quan tâm vị trí ban đầu của Robot mà thực hiện thao tác thực tế luôn. Cách lập trình Robot công nghiệp này rất phù hợp cho người mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực Robot. Bằng cách sử dụng cảm biến mô men xoắn tích hợp, phương pháp này cho phép lập trình viên hướng dẫn vật lý chuyển động của robot. Nôm na là thao tác với Robot trực tiếp bằng tay, thân thiện với người dùng. Hơn nữa, phương pháp này cho phép người dùng sửa lỗi nhanh chóng và hiệu quả, dễ dàng nhìn thấy lỗi sai.
Bằng cách hướng dẫn trực tiếp, người lập trình sẽ hạn chế các thao tác chuyển động thừa. Ví dụ điển hình như thương hiệu Robot công nghiệp đứng hàng đầu trên thế giới – Robot Yaskawa – với kiểu lập trình Hand Guiding, cho phép lập trình viên chọn giữa một số kiểu chuyển động:
All joints (Tất cả các khớp): Tất cả các khớp xoay tự do theo ý muốn của người lập trình, bằng cách ấn vào thanh bất kì của Robot. Tùy chọn này thích hợp cho những ai sáng tạo, có thể tạo ra 1 robot hoạt động như một nghệ sĩ.
Tool Joints (Khớp cổ tay): thao tác điều chỉnh khớp cổ tay bằng cách xoay chuyển liên kết tại vị trí khớp cổ. Ứng dụng khi thay đổi sản phẩm dẫn tới cần thay đổi thao tác của đầu gắp thả, hàn, … Kiểu chuyển động này ít gây ra sai sót chuyển động không mong muốn.
XYZ+ TOOL: Kiểu chuyển động kết hợp công cụ XYZ và xoay trục cuối để thay đổi thao tác khớp cổ tay. Đây là loại chuyển động phổ biến nhất để hướng dẫn bằng tay cho robot Yaskawa.
3. Sử dụng bộ điều khiển động lực học
Với cách lập trình Robot công nghiệp bằng ngôn ngữ lập trình rất phức tạp. Đặc biệt với những người mới, chưa nắm rõ quy tắc “Bàn tay phải”. Yaskawa đã tạo bộ điều khiển tích hợp vào máy tính bảng để hỗ trợ làm quen và thao tác với Robot.
Với các tính năng và giao diện hiện đại, Bộ điều khiển được tích hợp các công cụ giúp việc lập trình robot trực quan hơn và dễ sử dụng. Việc lập trình, các thao tác được hướng dẫn cụ thể và chi tiết.
4. Lập trình ngoại tuyến (OLP)
Sử dụng phần mềm lập trình để mô phỏng các thao tác của Robot công nghiệp. Thậm chí, phần mềm lập trình ngoại tuyến được sử dụng để dự đoán, phân tích các ý tưởng, giới hạn của robot hay cả những va chạm có thể xảy ra trên dây chuyền sản xuất.
Các phần mềm OLP cho phép bất kì người lập trình, người vận hành ở bất kì công ty nào cũng có thể tạo, điều chỉnh thao tác, kiểm tra Robot công nghiệp trước khi đưa vào ứng dụng. Cách lập trình này cực kì thích hợp cho việc lập kế hoạch dây chuyền sản xuất phức tạp, đòi hỏi nhiều nguyên công như mài, cắt, sơn,…. OLP giúp tránh lỗi khi lập trình robot, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
Để thuận tiện cho người dùng, cách lập trình linh hoạt này cho phép chúng ta kết hợp nhiều công việc hơn cho Robot. Dễ dàng chuyển đổi từ việc này sang việc khác mà không xảy ra xung đột.
5. Lập trình bằng ngôn ngữ PLC
PLC là thiết bị tự động hóa được sử dụng rộng rãi. Với sự kết hợp độc đáo như bộ điều khiển PLC MLX vào robot Yaskawa, toàn bộ robot có thể được lập trình bằng ngôn ngữ PLC thay vì ngôn ngữ riêng của Robot. Sự đơn giản hóa này giúp loại bỏ sự trùng lặp trong một hệ thống, giúp giảm chi phí hữu hình trong một số lĩnh vực. Nó đồng thời cũng tăng cường nhân sự có khả năng lập trình hoặc bảo trì các hệ thống robot.
Lời kết
Robot công nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho việc sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp từ công ty sản xuất lớn tới các công ty mới thành lập đều chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ. Điều này tạo ra nhiều cơ hội để nền công nghiệp Việt Nam phát triển, với chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
Nếu có ý kiến mọi người chia sẻ tại cmt để cùng trao đổi mở rộng kiến thức nhé!
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy móc tự động hóa phục vụ ngành công nghiệp phụ trợ. Chúng tôi hợp tác với các công ty sản xuất Robot Công nghiệp Nhật Bản để cho ra đời các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Dây chuyền sản xuất kết hợp Robot bốc dỡ, xếp hàng lên Pallet: Robot Palleting,…
- Robot lắp ráp linh kiện điện tử, gắp thả trong các công đoạn sản xuất.
- Robot hàn, sơn, gia công….
Liên hệ tư vấn: Zalo/Hotline: 0934683166
Website: vcc-tech.vn
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt
Email: contact@vcc-group.vn
Hotline/Zalo: 0934683166
Website: www.vcc-tech.vn
Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301
HN: https://g.page/vcc-group-vn?share
VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162
HP:
VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA