Chuyển đổi số là gì? Ví dụ về chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Chuyển đổi số đang là xu hướng tìm kiếm của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Để đi tìm giải pháp chuyển đổi số thiết thực, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cần hiểu kỹ càng chuyển đổi số là gì, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp như thế nào…

Chuyển đổi số là gì?

Theo Wikipedia, Chuyển đổi số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.

Chuyển đổi số là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp đều nhằm tăng giá trị chuyển đổi cho doanh nghiệp:

  • Hiệu quả hợp tác 
  • Tối ưu năng suất
  • Mang lại giá trị cho khách hàng.

Khái niệm về chuyển đổi số là gì được ra đời khi internet bùng nổ. Những hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

  • Cung ứng
  • Sản xuất
  • Hợp Tác
  • Chăm sóc khách hàng

Đều được chuyển đổi số cải tiến, đổi mới bằng những công nghệ kỹ thuật khác nhau. 

Tuy nhiên, chuyển đổi số đang bị nhầm lẫn trong đời sống hiện nay. Mọi người thường nhầm lẫn chuyển đổi số với số hóa hoặc ứng dụng số hóa. 

Số hóa (Digitization) là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số trong đó thông tin được tổ chức thành các bit và byte. Giống như quét một bức ảnh hoặc chuyển đổi một báo cáo giấy thành PDF. Dữ liệu không bị thay đổi – nó chỉ đơn giản được mã hóa theo định dạng kỹ thuật số.

Tại sao doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số?

Không một doanh nghiệp nào lựa chọn điều bất lợi cho mình. Điều đó đã cho ra đời chuyển đổi số. Dưới đây là những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp:

Một trong những lý do hàng đầu doanh nghiệp quan tâm về công nghệ mới là giảm chi phí quản lý và vận hành. Đồng thời nó phải đơn giản để ai cũng có thể thực hiện. 

Tiếp đến là lợi nhuận mà công nghệ mới mang lại. Chuyển đổi số cải thiện trải nghiệm của khách hàng với dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao uy tín và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Chuyển đổi số khiến doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin kịp thời, xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống. Từ đó tối ưu hoạt động để nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sự đổi mới liên tục do chuyển đổi số tạo ra sẽ làm tăng khả năng chuyển đổi, thích ứng với biến cố như thời kì dịch COVID-19 vừa rồi.

Theo báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới, quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ sẽ khiến các nước đang phát triển, trong đó có thể giúp Việt Nam tăng năng suất lao động lên từ 30 – 40%, đóng góp đến 20 – 30% tăng trưởng GDP, tránh được bẫy thu nhập trung bình.

Ví dụ về chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Chuyển đổi số đã và đang len lỏi vào từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiêp cũng không ngoại lệ. Dưới đây là ví dụ điển hình cho việc chuyển đổi số trong dây chuyền sản xuất công nghiệp bằng việc triển khai các ứng dụng robot tự động hóa.

Trelleborg AB là một tập đoàn kỹ thuật toàn cầu tập trung vào công nghệ polymer. Trong nhiều năm, Trelleborg Sealing Solutions đã tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số để phù hợp với nhu cầu sản xuất của họ. Trước khi họ quyết định đầu tư vào robot và máy móc tự động chế tạo theo yêu cầu, không có 1 giải pháp công nghệ nào tham gia vào quá trình sản xuất hàng triệu sản phẩm của họ.

Nhưng khi giải pháp được tìm ra, chỉ trong 1,5 năm, nhà máy ở Đan Mạch đã lắp đặt 42 Robot công nghiệp loại hỗ trợ. Nhờ đó năng suất tăng nhanh; Đơn đặt hàng cũng đã tăng mạnh đến mức họ phải tuyển dụng thêm 50 nhân viên mới.

Để biết Robot cộng tác là gì? Khác gì so với robot công nghiệp thông thường, bạn có thể đọc thêm bài viết.

Khó có thể tin rằng việc áp dụng robot và tự động hóa không làm cho nhiều nhân viên mất việc. Thay vào đó, số lượng nhân viên cần thiết để vận hành máy móc đã giảm xuống, nhưng mật độ máy móc tăng lên. Tạo ra nhiều việc làm chuyên môn và nhẹ nhàng hơn cho người lao động.

Kết quả mà Trelleborg đạt được sau khi triển khai các giải pháp tự động hóa là:

• Giảm đáng kể thời gian giao hàng.

• Nâng cao chất lượng sản phẩm.

• Tăng sản lượng và đơn hàng với giá thành cao hơn và tăng sức cạnh tranh.

• Tạo ra sự tăng trưởng và mở rộng quy mô sản xuất với 50 việc làm mới trong vòng 2 năm.

• Giải quyết được thách thức về không gian hạn chế. Vì robot cộng tác có thể hoạt động mà không cần rào chắn như robot công nghiệp thông thường.

• Mở ra một lối tư duy mới trong công ty. Nhân viên có thể đề xuất, cân nhắc việc sử dụng robot ở bất cứ nơi nào họ gặp cơ hội tự động hóa.

• Cho phép sản xuất nhanh: Người vận hành dễ dàng điều chỉnh robot theo kích thước mới của các mặt hàng.

Tài liệu tham khảo:

Chuyển đổi số tiếng Anh là gì? – Digital transformation, viết tắt DT

Số hóa – Wikipedia – https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91_h%C3%B3a

 

>> Xem thêm: Xu hướng ứng dụng robot công nghiệp để tự động hóa trong sản xuất

Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt

Email: contact@vcc-group.vn

Hotline/Zalo: 0934683166

Website: www.vcc-tech.vn

Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301

HN: https://g.page/vcc-group-vn?share

VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162

HP: 

VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA