Trong thập kỷ qua, chuyển đổi số đã tăng tốc trong tất cả các ngành. Cuộc cách mạng công nghệ mới này đã thay đổi ngành sản xuất truyền thống và bối cảnh kinh doanh trên toàn cầu và đang sẵn sàng tăng tốc hơn nữa.
Tính đến năm 2018, các công ty sản xuất chuyển đổi kỹ thuật số đã chiếm 13,5 nghìn tỷ USD GDP toàn cầu. Nhưng ước tính đến năm 2023, con số này sẽ tăng lên tới 53,3 nghìn tỷ USD GDP toàn cầu.
Chuyển đổi số là gì? Ví dụ chuyển đổi số cụ thể trong bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ.
Trong bài viết này, chúng ta cùng thảo luận về chuyển đổi số trong sản xuất và xem xét một số xu hướng thúc đẩy cuộc cách mạng này.
Mọi người có thể để lại bình luận trực tiếp dưới bài viết hoặc tham gia Fanpage Chế tạo máy Năng Lực Việt để cùng thảo luận nhé.
Mục lục chính
Chuyển đổi số trong ngành sản xuất ngày nay
Từ trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, chuyển đổi số của chuỗi cung ứng đã và đang được triển khai. Các doanh nghiệp nhỏ nhận định rằng ứng dụng các công nghệ mới là một lợi thế cạnh tranh. Thậm chí, nó là phương tiện giúp giải quyết tình trạng thiếu kỹ năng về tự động hóa.
Các doanh nghiệp nhỏ mới chưa có nhiều quy trình, dữ liệu. Việc chuyển đổi số nhẹ nhàng và dễ dàng với việc ứng dụng tin học hóa các quy trình cơ bản nhất.
Mặt khác, các doanh nghiệp lớn hơn phải vật lộn với việc áp dụng. Một nghiên cứu năm 2018 của McKinsey cho thấy các doanh nghiệp có 100 nhân viên trở xuống có khả năng áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số thành công cao hơn 2,7 lần. Và cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy rằng nhìn chung, dưới 30% trong số những chuyển đổi này đã thành công.
Mặc dù tốc độ số hóa trong lĩnh vực sản xuất diễn ra chậm chạm nhưng đều đặn với nhiều quy trình nhỏ được triển khai. Nhưng nó đã được các CEO và giám đốc điều hành công nhận rộng rãi là tương lai của doanh nghiệp.
Cho tới khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh vào năm 2020, nhiều doanh nghiệp buộc phải đẩy nhanh việc áp dụng và coi nó như một vấn đề sống còn.
Những doanh nghiệp khác, bị gián đoạn và đứng trên bờ vực phá sản bởi ảnh hưởng khủng khiếp từ dịch bệnh, đã nhanh chóng tìm cách tiếp tục hoạt động mà vẫn đảm bảo an toàn cho người lao động.
Cho nới nay, tháng 11/2021, khi ảnh hưởng của COVID-19 giảm dần, một thực tế mới đã hình thành trong lĩnh vực sản xuất. Với 91% tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất nói rằng, họ đã tăng cường đầu tư vào chuyển đổi số và sẽ tiếp tục việc này.
Những thách thức của chuyển đổi số trong sản xuất
Quá trình chuyển đổi số là quá trình cấp thiết mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai đồng bộ các hoạt động Digital Transformation thì còn nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải vượt qua.
Capital Expenditure – Nguồn vốn
Trong khi các công ty quy mô vừa và nhỏ là những người đầu tiên chấp nhận chuyển đổi để có lợi thế cạnh tranh, thì vẫn có sự thật là nhiều công ty thiếu nguồn vốn và không có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn hơn. Có nghĩa là mức độ cấp thiết để tiến hành chuyển đổi chưa cao, nguồn vốn cũng chưa đủ.
Điều này khiến quá trình chuyển đổi số bị chậm lại.
Các công ty thuộc dù lớn hay nhỏ đều tập trung vào việc ROI dương. Dù công thức tính ROI thành công là khác nhau đối với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Nhiều công ty phải vật lộn với việc vay vốn và trả lãi, nếu không may, phá sản là điều có thể xảy ra.
Giải pháp có thể đến từ chuyển đổi số. Bằng cách sử dụng phần mềm dựa trên đám mây và ứng dụng các thiết bị tự động hóa cho sản xuất. Các công ty có thể lập kế hoạch và phát triển các kế hoạch một cách tập trung và đúng hướng.
Ví dụ như việc giảm thiểu thời gian chết thông qua việc tăng cường sản xuất, hướng tới mở rộng quy mô. Các thiết bị tự động hóa thay thế con người là giải pháp đúng đắn và có hiệu quả.
Skillsets – Kỹ năng
Nhiều ngành sản xuất và doanh nghiệp nhận định rằng sự khó khăn trong việc triển khai chuyển đổi số đến từ việc đào tạo nguồn nhân lực.
Lực lượng nòng cốt như các quản lý, giám đốc hay những nhân viên lâu năm quen với việc thực hiện sản xuất truyền thống. Họ cũng lo ngại bị các thiết bị tự động hóa, robot, AI hay các thiết bị máy học cướp đi công việc hiện tại.
VCC đã chia sẻ dẫn chứng về việc chuyển đổi số, tự động hóa hay robot không cướp đi việc làm của con người.
Để vượt qua thách thức này, doanh nghiệp cần chủ động tạo niềm tin với nhân viên của mình. Triển khai đào tạo tùy theo tình hình thực tế các thiết bị tự động động hóa được đầu tư.
Nhưng các công nghệ tự động hóa này có thể được triển khai tùy thuộc vào ngành sản xuất. Như cặp song sinh kỹ thuật số và mô hình 3D cũng có thể được yêu cầu tùy thuộc vào ngành.
Doanh nghiệp cần phải hiểu cách nhân viên, khách hàng sử dụng những công nghệ mới, từ đó liên tục thay đổi và khiến chúng trở nên hữu dụng nhất”. “Doanh nghiệp cần phải cho họ thời gian để hiểu công nghệ và sử dụng nó cũng như thấy được những giá trị mới mà việc chuyển đổi này đem lại”.
Vấn đề CNTT – IT Issues
Thách thức về vấn đề CNTT cũng là vấn đề cần qua tâm. Hệ thống cáp quang, máy chủ đắt tiền và đường cáp dài hiện phải nhường chỗ cho công nghệ dựa trên đám mây với các yêu cầu khác nhau.
CNTT cũng được giao nhiệm vụ truyền dữ liệu, đảm bảo an ninh và truy cập, và một loạt các nhiệm vụ khác. Đó có thể là những cách hoạt động không quen thuộc, hoàn toàn ngược lại với những gì họ đã làm theo truyền thống.
Các vấn đề về Văn hóa Doanh nghiệp – Coporate Culture Issues
Ngành công nghiệp sản xuất luôn được coi là được hình thành từ những người lao động chân tay là chủ yếu. Dù có triển khai chuyển đổi số hay tự động hóa sản xuất, thì điều này vẫn sẽ không đổi.
Vẫn sẽ có nhiều vị trí cho người lao động trong các giai đoạn sản xuất. Tuy nhiên, những ngành công nghiệp sử dụng lao động thủ công sẽ có yêu cầu cao hơn về trình độ của người vận hành và kỹ thuật viên.
Những công nghệ mới này thường sử dụng màn hình tương tác, máy tính bảng và các giao diện người-máy khác để nhập và nhận dữ liệu mà người vận hành cần. Sẽ cần phải đào tạo để phát triển các kỹ năng cho người lao động hiểu và sử dụng các loại hệ thống này và bỏ lại những hệ thống dựa trên giấy tờ.
Bảo mật dữ liệu – Data Security
Nhiều giám đốc điều hành công ty hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số và nhìn thấy lợi ích hiện tại và tương lai của nó cũng lo lắng về vấn đề bảo mật.
Hầu hết các hệ thống này đều dựa trên điện toán đám mây và hoạt động qua internet. Chúng cũng có thể có Wi-Fi hoặc kết nối di động và Ethernet để kết nối thiết bị tự động hóa với nhau và với hệ thống quản lý. Những thách thức bảo mật IoT này thực sự gây ra rủi ro, nhưng có thể được giảm thiểu.
Với tin tức về các vụ hack xuất hiện gần như hàng tuần, nhiều người lo lắng rằng khi xảy ra một sự kiện như vậy có thể khiến nhà máy ngừng sản xuất. Những người khác lo sợ rằng trong trường hợp của các ngành công nghiệp quan trọng như dược phẩm, những sự cố này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù những thách thức này là có thật, nhưng các giao thức bảo mật đang ngày càng phát triển và sẽ tiếp tục tập trung vào bảo mật được nâng cao và thắt chặt khi việc áp dụng tăng nhanh.
5 Xu hướng Chuyển đổi số trong Sản xuất
Chuyển đổi số là một thuật ngữ nói về một tập hợp các công nghệ và phương pháp định hình lại hoạt động sản xuất và tạo ra các mô hình kinh doanh mới.
1. Công nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ toàn cầu cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Nó bao gồm tất cả các công nghệ đề cập đến việc thu thập và trao đổi dữ liệu trong sản xuất.
Công nghiệp 4.0 cũng bao gồm các công nghệ như Internet vạn vật công nghiệp, hệ thống và điện toán dựa trên đám mây, môi trường sản xuất được kết nối, in 3D (sản xuất phụ gia) và tất cả các thành phần tạo nên hệ thống vật lý mạng kết hợp.
Nó đề cập đến tất cả mọi thứ được kết nối với nhau hoặc nối mạng trong một nhà máy hiện đại. Điều này giúp các doanh nghiệp trở nên “thông minh” trong việc sử dụng công nghệ để đạt được hiệu quả và quy trình được tối ưu hóa.
2. IIoT – Industrial Internet of Things
IIoT là viết tắt của Industrial Internet of Things. Nó nằm trong khuôn khổ của Công nghiệp 4.0.
IIoT là tập hợp các cảm biến, thiết bị thu thập dữ liệu, hệ thống đo lường và thiết bị truyền động bao quanh một nhà máy thông minh.
Các hệ thống này được liên kết với các phép phân tích mạnh mẽ cho phép hiển thị trực quan theo thời gian thực về hoạt động của nhà máy. Nó cho phép thực hiện các hành động tự trị hoặc bán tự trị.
Nó cũng sẽ cho phép những người ra quyết định và người vận hành hành động nhanh chóng thông qua các thiết bị điều khiển từ xa như máy tính bảng. Mục đích để đạt được hiệu quả cao hơn và giảm thời gian ngừng hoạt động đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm trong toàn công ty.
3. Máy học và AI
Máy học và AI là hai thứ khác nhau có thể hoạt động cùng nhau trong nền tảng IIoT.
Máy học là một thuật ngữ mô tả các thuật toán nâng cao có thể thay đổi cách thiết bị được vận hành hoặc đề xuất các bước bắt buộc để cải thiện. Khối lượng và chất lượng dữ liệu mà hệ thống nhận được càng lớn thì chất lượng của các giải pháp càng tốt.
AI, hay trí tuệ nhân tạo, là công cụ trí tuệ tiên tiến cho phép các hành động tự động hoặc bán tự động của chính thiết bị. Điều này an toàn hơn và hiệu quả hơn vì các ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể hoạt động với tốc độ nhanh, thay thế các hành động trước đây chỉ được thực hiện bởi con người và chậm hơn.
4. Bảo trì dự đoán
Khi máy học và AI thúc đẩy các phân tích nâng cao trong hệ thống giám sát sản xuất, hệ thống thu thập các xu hướng, thông tin chi tiết, thông tin và dữ liệu khác. Điều này cho phép phát triển bảo trì dự đoán thay vì bảo trì phòng ngừa trong ngành sản xuất và các hoạt động của nó.
Bảo trì dự đoán trong ngành sản xuất sử dụng giám sát trạng thái máy móc thực tế và tình trạng bộ phận để xác định điểm hỏng hóc, gửi cảnh báo và đưa ra quyết định bảo trì bộ phận cũng như quá trình diễn ra vào thời điểm tối ưu để ngăn chặn thời gian ngừng hoạt động.
5. Robotics
Robot công nghiệp không được sử dụng trong mọi ngành sản xuất. Tuy nhiên, nó ngày càng trở nên phổ biến hơn khi công nghệ kỹ thuật số tiến bộ. Robot công nghiệp nhận hướng dẫn từ AI của nền tảng và các yếu tố máy học, cho phép:
- Sản xuất an toàn hơn
- Nhanh hơn
- Hiệu quả hơn
- Chính xác hơn
Robot công nghiệp cho phép sản xuất diễn ra với tốc độ mà con người không thể đạt được theo cách thủ công.
Lợi ích của chuyển đổi số trong sản xuất
Khảo sát đối với các công ty đầu tư vào chuyển đổi số cho kết quả rằng đa số họ đều có lợi nhuận tốt hơn và hiệu quả cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ. 5 lợi ích của việc áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất bao gồm:
Cải thiện hiệu quả
Các công ty chấp nhận chuyển đổi số đạt được kết quả sản xuất hiệu quả cao hơn. Bởi thời gian chết giảm đi nhiều nhờ những nền tảng giám sát các thiết bị tự động hóa sản xuất.
Tiết kiệm chi phí
Hiệu suất và sử dụng thiết bị cao hơn dẫn đến giảm chi phí. Bảo trì dự đoán giúp giảm chi phí bảo trì, sửa chữa lên tới 20%. Hàng tồn kho, vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất được kiểm soát và tối ưu. Điều đó có thể giúp kiểm soát chi phí trong chuỗi cung ứng.
Các quy trình được tối ưu hóa
Sử dụng nền tảng IIoT để giám sát sản xuất, chẳng hạn như nền tảng có sẵn từ MachineMetrics có thể giúp tối ưu hóa các quy trình. Điều này có thể ở dạng các phương pháp mới cũng như các chiến lược cải tiến quy trình liên tục và chính xác hơn dựa trên dữ liệu thời gian thực.
Tính linh hoạt và nhanh nhẹn tốt hơn
Ngoài khả năng AI và máy học, các nền tảng có thể được mở rộng và tùy chỉnh để phản ánh nhu cầu của các thiết bị và ngành công nghiệp khác nhau. Điều này cho phép phản ứng linh hoạt và nhanh nhẹn trước những thay đổi và thách thức.
Thời gian cho chuyển đổi kỹ thuật số
Nếu bạn đang nghĩ tới chuyển đổi số cho doanh nghiệp, bây giờ là lúc để bắt đầu triển khai. Dù nó có ảnh hưởng tới sản xuất, nhưng đó chỉ là giai đoạn khó khăn tạm thời. Chuyển đổi số với tự động hóa sản xuất chắc chắn là giải pháp tiên tiến và tốt nhất để cạnh tranh trên thị trường.
Bạn nên tìm tới giải pháp hỗ trợ việc đạt được giá trị sản xuất nhanh chóng và liên tục. Để có thời gian đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, tìm kiếm khách hàng,…
Nếu là một người quản lý giỏi, bạn không thể bỏ qua các đề án cải tiến sản xuất bằng các thiết bị tự động hóa hay máy tự động. Đây là những thiết bị tiết kiệm sức lao động của con người trong nhà máy.
Tham khảo các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất của VCC Tech: Giải pháp và dịch vụ
Kết luận
Nền tảng công nghệ của nhà sản xuất phải là Nền tảng dữ liệu công nghiệp có thể cho phép tự động thu thập, tiêu chuẩn hóa dữ liệu sản xuất, cũng như thúc đẩy khả năng hoạt động trên dữ liệu để xác định và giải quyết tình trạng hoạt động không hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
https://www.machinemetrics.com/blog/digital-transformation-in-manufacturing
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt
Email: contact@vcc-group.vn
Hotline/Zalo: 0934683166
Website: www.vcc-tech.vn
Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301
HN: https://g.page/vcc-group-vn?share
VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162
HP:
VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA