Trong thời đại Công nghiệp 4.0, nơi mọi doanh nghiệp đang tìm cách đạt được lợi thế cạnh tranh, việc các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm chất lượng cao đúng thời hạn là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
- Sự quá tải và chậm trễ trong sản xuất
- Chi phí sản xuất và bảo trì tăng cao
- Thời gian ngừng máy kéo dài.
Đây là những điều tối kị đối với sản xuất công nghiệp.
Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam chú trọng tới những cải tiến sản xuất. Các doanh nghiệp FDI đang đi tiên phong trong việc tìm kiếm cách thức mới để thúc đẩy hiệu quả sản xuất. Hãy tìm hiểu cách mà các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành cải tiến trong sản xuất và hiệu quả mà họ đạt được.
Mục lục chính
Cải tiến trong sản xuất là gì?
Cải tiến trong sản xuất là hoạt động mà các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại thường xuyên để:
- Tối ưu sản xuất
- Nâng cao năng suất lao động
- Giảm thiểu lãng phí
- Tiết kiệm chi phí
- Tăng khả năng cạnh tranh.
Việc cải tiến trong sản xuất cũng đồng nghĩa với việc cải tiến công suất của máy móc, thiết bị công nghiệp. Nó bao gồm cả việc trang bị hệ thống máy móc hoàn toàn mới.
Để thực hiện hoạt động cải tiến sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng cũng như phải chuẩn bị một nguồn tài chính đủ mạnh. Đổi lại, việc cải tiến này sẽ đem đến một sự thay đổi mang tính đột phá.
Bạn có thể tham khảo phương pháp cải tiến sản xuất để thực hiện cải tiến thành công.
Các bước để thực hiện cải tiến trong sản xuất
Mục đích của cải tiến nói chung là để cải thiện quá trình sản xuất, thay đổi để đạt được những mục tiêu chung.
Sự cải tiến này có thể được chia làm các bước sau:
- Tiêu chuẩn hóa. Đặt ra một tiêu chuẩn để làm gốc cho sự thay đổi. Bám vào gốc để chia ra các công việc cần thực hiện. Quá trình được bắt đầu bằng việc cải tiến hoạt động cụ thể có tính lặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất.
- Đo lường. Đây là quá trình thu thập dữ liệu để đảm bảo hiệu quả của việc cải tiến. Thời gian thực hiện công việc là bao nhiêu?. Chất lượng đầu ra thế nào?…
- So sánh. So sánh các kết quả đo lường với yêu cầu tiêu chuẩn. Đánh giá quá trình cải tiến có tương xứng với kỳ vọng hay không?
- Tiếp tục cải tiến. Tìm kiếm những con đường thông minh hơn, hiệu quả hơn.
- Tiêu chuẩn hóa. Hãy biến 1 quy trình cải tiến thành công thành quy định. Mọi người sẽ thực hiện đồng đều và lặp đi lặp lại. Hiệu quả sẽ rất cao.
- Lặp lại. Quay trở lại bước 1 và bắt đầu một quá trình cải tiến mới.
Khi nào cần cải tiến trong sản xuất?
Cải tiến trong sản xuất là điều cần thực hiện thường xuyên và liên tục. Câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào cần cải tiến sản xuất?” là bất cứ khi nào bạn thấy có bất cập trong hoạt động nào của công ty. Từ sản xuất, quy trình giấy tờ, lưu trữ hàng hóa…
Các doanh nghiệp FDI đã thực hiện cải tiến trong sản xuất như thế nào?
Theo Báo Đồng Nai, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh khá đa dạng.
- Gia công một vài công đoạn;
- Hoàn thiện sản phẩm;
- Tự thiết kế, sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác;
- Thiết kế, sản xuất hoàn thiện sản phẩm rồi mới chào bán.
Điểm chung của các doanh nghiệp này là sau mỗi giai đoạn đều tự chuyển đổi, thực hiện cải tiến trong sản xuất. Bằng việc đầu tư các dây chuyền sản xuất tự động, hiện đại để nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời giảm áp lực về việc thiếu hụt lao động.
Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh cho biết, họ thường xuyên phải đầu tư mua thêm máy móc, thiết bị. Mà hướng đi của họ là đầu tư vào những thiết bị tự động hóa, máy tự động sản xuất.
Họ nhận định rằng, máy móc cũ và quá trình sản xuất phải làm thủ công nhiều sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Những yêu cầu khắt khe về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
Nhiều công ty đầu tư máy móc hiện đại đã giảm nhiều lao động thủ công. Có những nhà máy sản xuất lớn chỉ cần một đội ngũ nhỏ nhân viên theo dõi, giám sát từ xa. Robot cũng được ứng dụng vào những công đoạn nặng nhọc và khó khăn để đảm bảo an toàn lao động.
Ví dụ thực tế về các doanh nghiệp đã ứng dụng thiết bị tự động hóa trong sản xuất tại các khu công nghiệp
Giám đốc Công ty CP thiết bị vệ sinh Caesar Việt Nam – Ông Ma Liang Hua ở KCN Nhơn Trạch 1 cho biết công ty ông thường xuyên phải nghiên cứu đưa ra thị trường mẫu mã sản phẩm mới, đa dạng. Vì thế, việc đầu tư vào các công nghệ, dây chuyền sản xuất tự động luôn được chú trọng. Bởi sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trường về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Ứng dụng sản xuất theo dây chuyền hiện đại giúp Caesar giữ được mức tăng trưởng khá.
Các DN FDI sản xuất theo hình thức gia công cho các tập đoàn đa quốc gia cũng phải từng bước nâng tay nghề đội ngũ lao động, đầu tư thêm máy móc mới để đáp ứng các đơn hàng khó trong thời gian ngắn. Họ cho biết, hoạt động cải tiến sản xuất, đầu tư dây chuyền, máy móc hiện đại là điều phải làm nếu muốn tồn tại và phát triển trên thương trường.
Ông Wu Minh Ying, Tổng giám đốc Công ty TNHH kim loại Sheng Bang ở KCN Sông Mây, Hội trưởng Hiệp hội Thương mại Đài Loan Đồng Nai cho biết:
“Sản phẩm của công ty phần lớn xuất vào Nhật Bản. Đây là thị trường đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm và ngày càng có nhiều đơn hàng khó. Để đáp ứng các đơn hàng của đối tác, công ty liên tục nghiên cứu cải tiến sản xuất để đáp ứng được độ khó ngày càng cao của đơn hàng.
Các danh nghiệp FDI đẩy mạnh tự động hóa sản xuất
Cũng theo Báo Đồng Nai, mỗi năm, các DN FDI trên địa bàn tỉnh chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hiện đại để thay đổi, mở rộng dây chuyền sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp.
Đặc biệt trong năm 2020 và 2021, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 khá nặng nề tới sự phát triển kinh tế và hoạt động sản xuất. Song các doanh nghiệp FDI vẫn bỏ ra 252 triệu USD mua máy móc, thiết bị mới.
Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các dây chuyền sản xuất để thực hiện sản xuất tự động hóa. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.
Ngoài việc nhập khẩu máy móc từ các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, châu Âu… Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng lựa chọn mua máy móc, thiết bị chế tạo theo yêu cầu từ các doanh nghiệp Việt.
Đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa tại Việt Nam
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt (VCC) là một doanh nghiệp chuyên chế tạo máy theo yêu cầu cho các doanh nghiệp FDI. Bao gồm ngành công nghiệp lắp ráp, chế biến và công nghiệp hỗ trợ khác.
Các dịch vụ mà VCC cung cấp gồm:
- Thiết kế, chế tạo máy tự động sản xuất
- Thiết bị tự động hóa công nghiệp.
- Gia công cơ khí chính xác khuôn mẫu, đồ gá (Jig).
- Phân phối cung cấp các linh kiện, thiết bị tiêu chuẩn. Thiết bị khí nén; Thiết bị điện; Thiết bị tự động hóa và điều khiển; Thiết bị đo lường,…
Năm 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của VCC đạt 10 triệu USD. Hầu hết các khách hàng của Năng Lực Việt là các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc…
Thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường hướng đến nền công nghiệp xanh là xu hướng chung của toàn cầu. Để theo kịp xu hướng đó, VCC Tech luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ, sử dụng linh kiện lắp ráp hiện đại, chính hãng. Đáp ứng nhu cầu khắt khe của các doanh nghiệp FDI.
Liên hệ nhà cung cấp về lĩnh vực tự động hóa máy móc cho chuyền sản xuất
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị thực hiện các giải pháp cải tiến sản xuất. Cụ thể là đơn vị chế tạo máy, thiết bị tự động hóa sản xuất, bạn có thể liên hệ với Năng Lực Việt:
Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt
Email: contact@vcc-group.vn
Hotline/Zalo: 0934683166
Website: www.vcc-tech.vn
Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301
HN: https://g.page/vcc-group-vn?share
VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162
HP:
VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA