Dây chuyền sản xuất có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động sản xuất công nghiệp?

   Dây chuyền sản xuất công nghiệp là một bước tiến mới trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Dây chuyền sản xuất giúp:

  • Tăng năng suất
  • Cải thiện chất lượng
  • Giảm sức người trong nhiều khâu và giai đoạn sản xuất sản phẩm.

Hiện nay việc ứng dụng dây chuyền sản xuất đều được áp dụng một cách rộng rãi bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một vài thông tin liên quan đến dây chuyền sản xuất nhé.

Sản xuất theo dây chuyền mang lại hiệu quả gì?

Dây chuyền sản xuất công nghiệp đang được ứng dụng nhiều tại các nhà máy, phân xưởng sản xuất. Với việc sản xuất theo dây chuyền, mỗi công nhân sẽ đảm nhiệm 1 máy trạm với công việc cụ thể. Điều đó giúp chuyên môn hóa công việc, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn. Đầu vào dây chuyền là nguyên liệu thô (ốc vít, linh kiện…). Sau khi đi qua mỗi máy trạm sẽ là 1 thành phẩm khác nhau, để cuối cùng ở đầu ra dây chuyền sản xuất là sản phẩm hoàn chỉnh.

ung-dung-day-chuyen-san-xuat-theo-yeu-cau
Ứng dụng dây chuyền sản xuất trong chế biến mì gói. Nguồn: 

Ảnh hưởng tích cực mà dây chuyền sản xuất mang lại

Ứng dụng dây chuyền sản xuất công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ảnh hưởng tích cực nhất là cải thiện năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho doanh nghiệp.

  • Cải thiện năng suất sản xuất: trong dây chuyền sản xuất, mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ chuyên môn hóa, sẽ bỏ được những thao tác dư thừa. Năng suất có thể kiểm soát bằng cách tính toán thời gian gần đúng của mỗi công đoạn. Từ đó có thể kiểm soát lực lượng lao động, nâng cao chất lượng nhân công. 
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: sự chuyên môn hóa giúp giảm sai sót trong quá trình thao tác. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn sản xuất có sự hỗ trợ kiểm tra chất lượng sản phẩm của các thiết bị gắn trên dây chuyền. Chất lượng sản phẩm từ đó tăng lên, đồng đều hơn và giảm tỉ lệ phế phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí: Giống như việc áp dụng phương pháp quản lý Kaizen, loại bỏ những lãng phí trong tất cả các hoạt động sản xuất như lãng phí thời gian, thao tác, sai sót … Tính riêng mỗi lãng phí có thể không đáng là bao. Nhưng gộp tất cả lại sẽ tiết kiệm được 1 khoản lớn cho doanh nghiệp. 

Ngành công nghiệp sản xuất nào có thể ứng dụng sản xuất theo dây chuyền

Hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất đều có thể ứng dụng sản xuất theo dây chuyền.

  • Sản xuất ô tô, xe máy,
  • Sản xuất linh kiện điện tử, PCB…
  • Chế biến gỗ,
  • Điện thoại di động,
  • Sản xuất thực phẩm, dược phẩm,
  • Ngành luyện kim, hoá chất,
  • Dệt, may mặc…

Sản xuất theo dây chuyền công nghiệp thường được các doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn và hàng loạt. Ít thay đổi về công nghệ và trình tự do đặc tính kỹ thuật. 

Chỉ cần là hoạt động sản xuất, mỗi khu vực làm việc được chuyên môn hóa với những dụng cụ, trang thiết bị máy móc chuyên dùng, đều có thể ứng dụng dây chuyền sản xuất. Các vị trí làm việc tổ chức theo trình tự, hoạt động hợp lý tạo thành dây chuyền. Việc sắp xếp hướng đi của dây chuyền phụ thuộc vào diện tích không gian của xưởng sản xuất. Hướng đi thẳng hoặc cong sao cho phù hợp với hệ thống sản xuất. Việc vận chuyển hàng hóa trên dây chuyền sử dụng băng tải, con lăn,… dễ dàng điều chỉnh tốc độ phù hợp tốc độ sản xuất. 

su-dung-bang-tai-trong-day-chuyen-san-xuat-cong-nghiep

Thách thức khi đầu tư dây chuyền sản xuất

Lợi ích của dây chuyền sản xuất rất lớn, nhưng để đạt được lợi ích đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng để vượt qua những thách thức.

  • Nguồn vốn: Thiết bị công nghiệp, máy móc công nghiệp đều là những sản phẩm giá trị cao. Để đầu tư 1 dây chuyền sản xuất, cần 1 nguồn vốn đủ lớn. Chưa kể chi phí cải tiến hoạt động sản xuất, đào tạo nhân công…
  • Tác phong làm việc cũng là 1 thách thức. Việc thay đổi từ hoạt động sản xuất chậm chạp, từ từ, lơ là trong công việc sang hoạt động liên tục có thể gặp nhiều khó khăn ban đầu.
  • Cần 1 đội ngũ kĩ thuật để duy trì hoạt động ổn định cho dây chuyền sản xuất. Việc bảo dưỡng, bảo trì đúng lúc sẽ giúp duy trì hoạt động ổn định. Tuy nhiên, cũng có thể thuê ngoài những dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng này.

Kết luận

 Qua những thông tin trên ta có thể thấy được tầm quan trọng cũng như hiệu quả của việc áp dụng dây chuyền sản xuất trong công nghiệp.

VCC TECH hoạt động chính trong ngành chế tạo máy, giải pháp tự động hóa cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. VCC TECH đã cho ra đời những dây chuyền sản xuất tự động theo yêu cầu của khách hàng.

Do yêu cầu bản quyền, chúng tôi không có nhiều hình ảnh và thông tin sản phẩm công khai. Vì vậy, để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 0934.683.166 hoặc để lại thông tin cho chúng tôi tại trang Liên hệ.

 

Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt

Email: contact@vcc-group.vn

Hotline/Zalo: 0934683166

Website: www.vcc-tech.vn

Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301

HN: https://g.page/vcc-group-vn?share

VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.
Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162

HP: 

VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA